X

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng chi tiết, đúng cách và chuẩn nhất

 

Tại sao cần bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng thường xuyên?

Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ xe nâng hàng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của xe, là việc làm cần thiết trong quá trình sử dụng cũng như kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị, phụ tùng xe nâng. Việc bảo trì xe nâng là một điều cần thiết và cần diễn ra xuyên suốt trong quá trình sử dụng chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới quan tâm

  • Giúp xe hoạt động bền bỉ; động cơ vận hành êm ái giúp các bạn vận chuyển hàng hóa hiệu quả.
  • Giúp phát hiện ra các sự cố, hỏng hóc để tiến hành thay thế kịp thời. Từ đó không để nó ảnh hưởng và gây hư các chi tiết máy khác.
  • Giúp tăng tuổi thọ hoạt động của máy.
  • Đảm bảo xe nâng vận hành ở hiệu suất tối đa mang lại hiệu quả hoàn thành công việc đúng kế hoạch.

Chỉ dựa vào những lợi ích bên trên các bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng định kỳ. Hãy chú ý bảo dưỡng, bảo trì đúng thời gian để mang lại hiệu quả vận hành tốt nhất và tăng tuổi thọ cho xe nâng.

Nhưng làm sao để biết được thời gian khi nào là cần thiết cho việc bảo trì hay quá trình bảo trì cần phải làm gì, thay thế gì để tốt cho máy móc. Hiểu rõ vấn để đó nên chúng tôi cung cấp cho quý khách thời gian cũng như công việc cụ thể của quá trình bảo trì xe nâng của công ty chúng tôi. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để bảo trì xe nâng hàng:

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì tổng quan xe nâng hàng.

Tùy thuộc quá trình sử dụng ít hay nhiều mà chúng tôi chia ra làm 2 cách tính mốc thời gian bảo trì.

Cách 1: Tính theo giờ hoạt động của xe

  • 300 giờ, 600 giờ,900 giờ, 1200 giờ, 1500 giờ, 1800 giờ, 2100 giờ và 2400 giờ

Cách 2: Tính theo tháng

  • 1.5 tháng , 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng

 Dựa vào các mốc thời gian sẽ tiến hành bảo trì lớn hay nhỏ,với các công việc khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra danh sách để quý công ty có thể hình dung và theo dõi quá trình bảo trì cụ thể:

Nội dung cần kiểm tra tổng quan khi bảo dưỡng bảo trì xe nâng

1 Kiểm tra dầu động cơ: Đảm bảo rằng mức dầu động cơ đủ và không bị rò rỉ. Kiểm tra mức dầu động cơ trước khi khởi động xe nâng hàng.
2 Kiểm tra lốp: Kiểm tra áp suất lốp và đảm bảo rằng lốp không bị thủng hoặc bị hỏng. Thay thế các lốp bị hỏng và đảm bảo rằng lốp được bơm đầy đủ.
3 Kiểm tra hệ thống nâng: Kiểm tra hệ thống nâng của xe nâng hàng để đảm bảo rằng các bộ phận hoạt động đúng cách và không bị trục trặc. Kiểm tra xem nếu có dấu hiệu của mòn hoặc tổn thương trên các bộ phận của hệ thống nâng, thì hãy thay thế chúng.
4 Kiểm tra hệ thống lái: Kiểm tra hệ thống lái của xe nâng hàng bằng cách kiểm tra các bánh răng, vòng bi và các bộ phận khác. Đảm bảo rằng hệ thống lái của xe nâng hàng hoạt động tốt và không bị trục trặc.
5 Kiểm tra hệ thống điện của xe gồm: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, dây điện, còi tiến lùi.
6 Kiểm tra pin: Kiểm tra mức độ sạc của pin và đảm bảo rằng pin đang hoạt động tốt. Nếu pin cần thay thế, hãy thay thế bằng pin mới để đảm bảo hoạt động hiệu quả của xe nâng hàng.
7 Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra hệ thống phanh của xe nâng hàng bằng cách bấm pedal phanh và xem xét thời gian phản hồi và cảm giác phanh. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào về hệ thống phanh, hãy liên hệ với kỹ thuật viên sửa chữa để kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hỏng.
8 Thay thế các vật tư tiêu hao: Nhớt máy, nhớt thủy lực, mỡ bò, nước giải nhiệt, acid bình điện, dầu thắng…Vô dầu mỡ cho bạc đạn bánh xe, khung trượt bạc đạn của khung nâng, xích nâng.
9 Vệ sinh xe nâng hàng: Vệ sinh xe nâng hàng bằng cách lau sạch bụi, dầu mỡ và bẩn trên các bộ phận của xe. Vệ sinh thường xuyên giúp cho xe nâng hàng hoạt động tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của xe

Danh mục kiểm tra bảo trì xe nâng

1 Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất) 20 Tình trạng chung của khung nâng
2 Kiểm tra hệ thống dây điện 21 Bạc đạn khung nâng
3 Kiểm tra , vệ sinh máy sạc 22 Xích nâng
4 Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu 23 Tình trạng xylanh nâng
5 Công tắc khởi động 24 Tình trạng xylanh nghiêng
6 Các contactor 25 Tình trạng xylanh lái
7 Bảng điều khiển 26 Tình trạng xylanh dịch chuyển
8 Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp) 27 Càng nâng
9 Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp) 28 Ống dầu thủy lực
10 Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp) 29 Bộ chia dầu thủy lực
11 Các cầu chì 30 Bơm thủy lực
12 Hộp điều khiển 31 Bánh lái
13 Công tắc 32 Bánh tải
14 Kèn 33 Bánh thăng bằng
15 Chân ga 34 Hệ thống thắng
16 Đồng hồ 35 Tắc kê bánh xe
17 Giắc cắm bình 36 Tình trạng cầu chủ động
18 Vệ sinh toàn bộ xe 37 Dầu thủy lực
19 Kính chiếu hậu 38 Bơm mỡ

Hướng dẫn bảo dưỡng bảo trì xe nâng hàng chi tiết với mỗi loại xe nâng.

Mỗi loại xe nâng sẽ có cách bảo dưỡng khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết nội dung cụ thể qua các bước dưới đây.

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì xe nâng Dầu/ Xăng/ Gas

Dưới đây là cách bảo dưỡng đối với xe nâng Dầu/Xăng/Gas chi tiết để khách hàng có thể dễ hình dung và kiểm tra trong quá trình sử dụng dịch vụ bảo trì.

  • Vệ sinh lọc gió sau khi xe nâng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian là 70 giờ.
  • Thay dầu máy sau khi sử dụng xe nâng khoảng  250 – 300 giờ liên tục.
  • Nhớt máy được dùng để thay là nhớt 40, mỗi lần thay 8 lít nhớt. Sau 2 lần thay nhớt thì nên thay lọc nhớt để đảm bảo xe nâng hoạt động tốt nhất.
  • Sau khoảng 1000 giờ sử dụng nên thay lọc dầu cho xe nâng một lần.
  • Sử dụng xe nâng liên tục sau khoảng 2000 giờ nên kiểm tra nhớt thủy lực, nếu thấy nhớt chuyển sang màu đen thì nên thay mới. Nhớt thủy lực được sử dụng là nhớt 10, mỗi lần thay khoảng 50 lít/lần.
  • Nhớt hộp số được sử dụng là nhớt 90, sau khi máy hoạt động liên tục khoảng 20.000 giờ nên thay nhớt hộp số một lần.
  • Trong quá trình sử dụng, nên thường xuyên kiểm tra dầu tháng, nếu thấy có dấu hiệu đổi màu nên tiến hành thay mới để đảm bảo an toàn khi vận hành máy. Dầu thắng được thay là dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tùy thuộc vào từng loại xe nâng.
  • Bơm mỡ và vô nhớt xích nâng sau mỗi lần bảo dưỡng xe, đồng thời phải vô nhớt cho tất cả bạc đạn bánh xe để đảm bảo xe hoạt động trơn chu, không bị kẹt do thiếu dầu nhớt.

Hướng dẫn bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện/ ngồi lái

Đới với cách bảo trì xe nâng chạy bằng điện hoặc ngồi lái, bạn có thể kiểm tra theo quy trình nội dung dưới đây.

STT

Chi tiết

1

Dùng xăng, dầu hóa chất vệ sinh khô cho máy để tẩy vết dơ, gỉ sét bên ngoài xe.

2

Vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy, kiểm tra cẩn thận xem nước trong bình còn nhiều không, nếu bị thiếu cần tiến hành châm nước để bình hoạt động một cách tốt nhất.

3

Kiểm tra lại hệ thống sạc bình xem khi bình đầy hệ thống có khả năng tự ngắt hay không? Nếu chức năng này không còn hoạt động rất dễ khiến tuổi thọ của xe nâng bị giảm đáng kể.

4

Bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe nâng, kiểm tra hệ thống thủy lực, ống dẫn nhớt, van, kiểm tra nhớt thủy lực nếu thiếu thì châm thêm, không sử dụng được nữa thì cần phải thay thế.

5

Kiểm tra phần động cơ chạy và nâng hạ của máy để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động tốt. Bơm mỡ bò vào nhông, xích, các cơ cấu chuyển động, tránh tình trạng xe khó di chuyển vì bị thiếu chất bôi trơn.

6

Vệ sinh các board, kiểm tra các socket, đầu nối của dây điện, mạch điện tử,  nếu có hiện tượng hư hỏng thì phải thay thế hoặc có biện pháp cách điện tốt nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

7

Hệ thống đèn, còi, thắng hay bộ phận trợ lực khi lái cần phải được kiểm tra. Bên cạnh đó bộ phận bơm dầu vào những hệ thống này cũng nên lưu ý, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn để xe hoạt động tốt nhất.

Nếu quý khách có nhu cầu bảo trì xe nâng hàng hãy liên hệ với công ty chúng tôi.

  • Với đội ngũ nhân viên có năng lực, được đào tạo bài bản, hiểu biết sâu về các dòng xe nâng , thành thạo các quy trình kỹ thuật tháo lắp, sửa chữa , bảo trì đối với từng loại xe nâng khác nhau.
  • Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại, phụ tùng nhập khẩu chất lượng cao, giá cạnh tranh.

    Công ty TNHH TM&DV Phúc Lâm

    Bán và cho Thuê xe nâng hàng các loại được nhập khẩu từ Nhật Bản, Cung cấp phụ tùng xe nâng chính hãng, Sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng, Phân phối lốp đặc, bánh xe nâng điện PU các loại và ắc quy cho xe nâng điện giá tốt.

    Địa chỉ: Số 341 Nguyễn Bình, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội

    Hotline: 0973.25.07.86

    Website: http://xenangbaikomatsu.com/

    YouTube: https://www.youtube.com/c/xenangbaikomatsu

Categories: Tư vấn
Komatsu: